About Us Thông cáo báo chís

Thủ tướng ra mắt Đề án Matsya Sampada Yojana (Chương trình nguồn thủy sản của Thủ tướng), ứng dụng e-Gopala (vì sự phát triển của ngành chăn nuôi) và một số sáng kiến khác ở bang Bihar

Posted on: September 10, 2020 | Back | Print

Thủ tướng ra mắt Đề án Matsya Sampada Yojana (Chương trình nguồn thủy sản của Thủ tướng), ứng dụng e-Gopala (vì sự phát triển của ngành chăn nuôi) và một số sáng kiến khác ở bang Bihar

Chương trình lớn nhất từng được triển khai dành cho ngành Thủy sản trong nước - Thủ tướng cho biết

Đề án sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng mới, thiết bị hiện đại và thị trường mới cho các nhà sản xuất cá.

Mục tiêu là tăng gấp đôi sản lượng xuất khẩu cá trong vòng 3 đến 4 năm tới.

Thủ tướng Shri Narendra Modi đã ra mắt đề án PM Matsya Sampada Yojana (Chương trình nguồn thủy sản của Thủ tướng), Ứng dụng e-Gopala (vì sự phát triển của ngành chăn nuôi) & một số sáng kiến ​​liên quan đến các hoạt động khảo sát và nghiên cứu về sản xuất thủy sản, các sản phẩm từ sữa, chăn nuôi và nông nghiệp ở bang Bihar thông qua hình thức hội nghị trực tuyến.

Phát biểu nhân dịp này, Thủ tướng đưa ra lý do cho ra mắt các kế hoạch ngày hôm nay là để trao quyền cho từng ngôi làng và tạo nên một Ấn Độ Tự cường (AatmaNirbhar Bharat) trong Thế kỷ 21.

Thủ tướng cho biết đề án Matsya Sampada Yojana cũng được ra mắt với lý do tương tự. Ông cho biết thêm, kế hoạch này được khởi động tại 21 Bang trên cả nước với khoản đầu tư 200 tỷ Rupee sẽ được chi trong 4-5 năm tới. Ngoài ra, các dự án khác trị giá 17 tỷ Rupee cũng được ra mắt trong hôm nay.

Theo đề án này, ông cho biết nhiều cơ sở vật chất đã được khánh thành ở thủ phủ Patna, thị trấn Purnia, thành phố Sitamarhi, Madhepura, Kishanganj và Samastipur.

Thủ tướng cho biết đề án này cung cấp cơ sở hạ tầng mới, trang thiết bị hiện đại và khả năng tiếp cận thị trường mới cho  người đánh bắt cá, cùng với đó là tăng cơ hội cho nuôi trồng và các hình thức khác.

Theo ông kể từ sau độc lập, đây là lần đầu tiên một đề án lớn  như vậy dành cho ngành thủy sản được khởi động trong cả nước.

Ông Modi cho biết chính vì luôn nhớ rõ tầm quan trọng của ngành này cũng như để giải quyết riêng các vẫn đề khác nhau liên quan đến nghề cá, một Bộ ngành riêng đã được thành lập trong Chính phủ Ấn Độ. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân cùng những người hoạt động nuôi trồng và thương mại trong ngành thủy sản.

Mục tiêu của đề án cũng là tăng gấp đôi xuất khẩu cá trong 3-4 năm tới. Với mục tiêu này, sẽ có thêm hàng triệu cơ hội việc làm mới chỉ tính riêng trong ngành thủy sản. Hôm nay, sau khi làm việc với những người bạn trong ngành, tôi càng thêm tự tin về tính khả thi của đề án.

Thủ tướng cho biết phần lớn việc nuôi cá phụ thuộc vào nguồn nước sạch và chính Chiến dịch môi trường làm sạch sông Hằng (Mission Clean Ganga) sẽ góp phần hỗ trợ. Ông cho biết thêm, ngành thủy sản cũng sẽ được hưởng lợi từ những công việc đang được thực hiện về giao thông đường sông ở các khu vực xung quanh sông Hằng. Sứ mệnh Dolphin (Dolphin Mission) đã được công bố vào ngày 15 tháng 8 năm nay cũng sẽ có tác động đến ngành thủy sản.

Thủ tướng đánh giá cao công việc của Chính quyền bang Bihar trong việc cung cấp nước uống sạch và an toàn cho từng hộ gia đình. Theo ông trong khoảng 4-5 năm chỉ có 2% số hộ gia đình ở Bang Bihar được kết nối với hệ thống Cung cấp Nước  và giờ đây hơn 70% số hộ gia đình ở bang Bihar đã được kết nối với hệ thống cung cấp nước uống sạch. Thủ tướng cho biết những nỗ lực của Chính quyền bang Bihar hiện đang nhận được nhiều hơn nữa sự hỗ trợ từ Sứ mệnh Jal Jeevan (Jal Jeevan Mission) của Chính phủ Ấn Độ.

Theo ông, ngay cả trong thời gian dịch bệnh Corona, khoảng 600 vạn ngôi nhà ở bang Bihar đã được đảm bảo có nước sạch lấy tại vòi, đây là một thành tựu thực sự to lớn. Ông trích dẫn điều này như một ví dụ về cách công việc vẫn đang được thực hiện tại các ngôi làng trong thời kỳ khủng hoảng, khi hầu hết mọi thứ khác trong nước đều bị ngừng lại. Ông cho rằng chính sức mạnh của những ngôi làng đã đảm bảo ngũ cốc, trái cây, rau và sữa vẫn luôn có mặt tại các sạp hàng ngoài chợ trong thời kì dịch bệnh Corona.

Không chỉ vậy, ngành sữa cũng đạt mức tiêu thụ kỷ lục bất chấp tình hình khó khăn này. Ông cho biết chương trình PM Kisan Samman Nidhi cũng đã trực tiếp chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của hơn 100 triệu nông dân cả nước, đặc biệt là khoảng 7,5 triệu nông dân ở bang Bihar.

Ông cho rằng đây là một việc làm đáng ca ngợi vì bang Bihar cũng đã dũng cảm đối mặt với tình trạng lũ lụt cùng thời kỳ với bệnh dịch corona. Ông cho biết chính quyền bang và chính quyền trung ương đã nỗ lực hoàn thành công tác cứu trợ với tốc độ nhanh chóng.

Ông nhấn mạnh những lợi ích của kế hoạch khẩu phần lương thực miễn phí và chương trình Pradhan Mantri Garib Kalyan Rojgar Abhiyan tiếp cận mọi người nghèo ở bang Bihar và mọi gia đình nhập cư từ bên ngoài trở về. Ông cho biết đó chính là lí do kế hoạch khẩu phần lương thực miễn phí đã được mở rộng cho tới lễ hội Ánh sáng (Deepawali) và lễ hội Chhath Puja sau tháng Sáu.

Theo Thủ tướng, nhiều công nhân đã trở về từ các thành phố do khủng hoảng Corona đang chuyển sang các hoạt động chăn nuôi và họ đang nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các chương trình của Chính phủ Trung ương và Chính quyền bang Bihar. Ông cung cấp thông tin Chính phủ đang không ngừng nỗ lực để phát triển ngành sữa của quốc gia như tạo ra những sản phẩm mới, cải tiến mới để người nông dân và người chăn nuôi có thêm thu nhập. Cùng với đó, trọng tâm là nâng cao chất lượng, duy trì vệ sinh, sức khỏe và khả năng tiếp cận thực phẩm dinh dưỡng của đàn vật nuôi trong nước, Với mục tiêu này, Thủ tướng cho biết ngày hôm nay sẽ phát động chiến dịch tiêm chủng miễn phí để tiêm phòng cho hơn 500 triệu vật nuôi khỏi bệnh lở mồm long móng và bệnh brucella. Các chương trình khác nhau cũng đã có những sự chuẩn bị để cải thiện thức ăn cho vật nuôi.

Ông nói thêm rằng Nhiệm vụ Gokul đang được tiến hành để phát triển các giống bản địa tốt hơn trong nước. Chương trình thụ tinh nhân tạo  toàn quốc đã được bắt đầu cách đây một năm, đến nay Giai đoạn I đã hoàn thành.

Thủ tướng cho biết Bihar hiện đang trở thành trung tâm chính để phát triển các giống vật nuôi bản địa chất lượng. Ngành sản xuất sản phẩm bơ sữa tại Bihar cũng sẽ được củng cố nhờ các cơ sở vật chất hiện đại được xây dựng ở Purnia, Patna và Barauni theo Nhiệm vụ Gokul Quốc gia hiện tại. Trung tâm được xây dựng ở Purnia là một trong những trung tâm lớn nhất ở Ấn Độ. Điều này sẽ mang lại lợi ích to lớn cho không chỉ Bihar mà cho cả một phần khu vực lớn của miền đông Ấn Độ. Ông cho biết thêm, trung tâm này cũng sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển và bảo tồn các giống bản địa của Bihar như 'Bachhaur' và 'Purnia đỏ'.

Thủ tướng cho biết, thường thì một năm bò chỉ sinh ra một bê con. Nhưng với sự hỗ trợ của công nghệ thụ tinh ống nghiệm, nhiều chú bê con có thể được ra đời trong một năm. Mục tiêu của chúng ta là tiếp cận mọi ngôi làng bằng công nghệ này. Ngài cho biết, bên cạnh việc vật nuôi phát triển giống tốt, thì thông tin khoa học chính xác về cách chăm sóc chúng cũng quan trọng không kém. Ứng dụng e-Gopala ra mắt hôm nay sẽ là một phương tiện kỹ thuật số trực tuyến giúp người nông dân lựa chọn vật nuôi chất lượng tốt hơn và không cần đến sự can thiệp của bên trung gian. Ứng dụng này sẽ cung cấp tất cả các thông tin liên quan đến chăm sóc gia súc, từ năng suất, sức khỏe và chế độ ăn uống của chúng. Ngài cho biết thêm, khi công việc này hoàn thành, việc nhập số Aadhaar của vật nuôi vào ứng dụng e-GOPALA sẽ cung cấp mọi thông tin liên quan đến con vật đó một cách dễ dàng. Điều này sẽ giúp các chủ gia súc mua bán gia súc dễ dàng hơn.

Thủ tướng nêu ra quan điểm cần phải áp dụng các phương pháp khoa học và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại ở các ngôi làng để phát triển nhanh các ngành như nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản. Bang Bihar là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp quan trọng.

Theo ông có ít người biết rằng Viện Pusa ở Delhi chính là tên của thị trấn Pusa gần thành phố Samastipur của bang Bihar. Trong thời kỳ thuộc địa, một Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp cấp quốc gia đã được thành lập tại thị trấn Pusa ở thành phố Samastipur. Ông ngợi cá các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa như Tiến sĩ Rajendra Prasad và Jananayak Karpoori Thakur vì đã tiếp tục truyền thống này sau khi đất nước giành được độc lập.

Lấy cảm hứng từ những nỗ lực đó, Thủ tướng cho biết, năm 2016 Trường Đại học Nông nghiệp Tiến sĩ Rajendra Prasad đã được công nhận là Trường Đại học Trung ương. Sau đó, các khóa học đã được mở rộng một cách rộng rãi trong trường đại học và các trường cao đẳng liên kết với nó. Ông cho biết xa hơn nữa, một tòa nhà mới của Trường Quản lý Kinh doanh Nông nghiệp và Nông thôn đã được khánh thành. Ngoài ra, các ký túc xá, sân vận động và nhà khách mới cũng đã được xây dựng.

Xét đến nhu cầu hiện đại của ngành nông nghiệp, 3 trường Đại học Nông nghiệp Trung ương được thành lập trên cả nước so với cách đây chỉ 5-6 năm. Tại Bihar, Trung tâm Nghiên cứu Mahatma Gandhi đã được khánh thành để cứu nông nghiệp khỏi những trận lũ lụt đến ở Bihar hàng năm. Tương tự như vậy, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Vùng về Cá ở Motipur, Trung tâm Phát triển Chăn nuôi và Sữa ở Motihari và nhiều viện như vậy đã được thành lập để kết nối nông nghiệp với khoa học và công nghệ.

Thủ tướng cho rằng cần thiết lập các cụm công nghiệp chế biến thực phẩm và các trung tâm nghiên cứu gần các làng và với đó, chúng ta có thể đạt được phương châm của Jai ​​Kisan, Jai Vigyan và Jai Anllionshan.

Thủ tướng cho biết Chính phủ Trung ương đã thành lập Quỹ Phát triển Cơ sở Hạ tầng Nông nghiệp trị giá 1 Lakh Crore (1.000.000.000.000/ một nghìn tỉ) Rupi để tạo cơ sở hạ tầng đặc biệt và hỗ trợ các FPO, Tổ hợp tác phát triển kho bảo quản, kho lạnh và các cơ sở khác.

Ngay cả Women’s SHGs cũng đang nhận được sự hỗ trợ tốt và mức hỗ trợ đã tăng gấp 32 lần trong 6 năm qua.

Shri Narendra Modi nói rằng những nỗ lực đang được thực hiện để kết nối tất cả các ngôi làng trong cả nước lại như một động cơ phát triển và giúp họ làm cho Ấn Độ-Tự cường.